Cảnh giác với 3 chất ô nhiễm không khí trong nhà bạn

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ô nhiễm không khí trong nhà là nguyên nhân gây ra khoảng 3,2 triệu ca tử vong mỗi năm vào năm 2020, trong đó có hơn 237.000 ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bạn có biết 3 chất ô nhiễm không khí nào đang tồn tại trong ngôi nhà của bạn?

Ô nhiễm không khí trong nhà là gì?

Ô nhiễm không khí trong nhà là khi các thành phần tự nhiên không khí bị thay đổi. Không khí trong nhà có thể chứa các chất hóa học, chất kích thích, hóa chất có nguy cơ ung thư, tác nhân vi sinh vật, tác nhân gây dị ứng, bụi mịn trong nhà… với hàm lượng đáng kể thì gọi là tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà.

Theo cảnh báo từ Tổ chức Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), “không khí trong nhà có thể bị ô nhiễm và gây hại hơn cả không khí ngoài trời”. Không khí trong nhà ô nhiễm có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp và nguy cơ dẫn đến tử vong cao.

Hiện nay, ô nhiễm không khí trong nhà được Tổ chức Y tế Thế giới WHO gọi là “kẻ giết người thầm lặng” khi mà 92% dân số thế giới đều sống trong môi trường không khí dưới tiêu tiêu chuẩn WHO. Theo Báo cáo thường niên về chỉ số môi trường (The Environmental Performance Index – EPI) do tổ chức Môi trường Mỹ thực hiện, Việt Nam chúng ta là một trong 10 nước ô nhiễm môi trường không khí hàng đầu Châu Á, tiêu biểu là ô nhiễm bụi (PM 10, PM 2.5).

3 chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bạn

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có khoảng 900.000 trẻ nhỏ bị tử vong do viêm phổi vì ô nhiễm không khí trong nhà. Đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp, có khoảng 4% người già bị các bệnh về hô hấp, có nguy cơ bị mất trí nhớ cũng do tình trạng ô nhiễm không khí ở trong nhà. Vậy những nguồn nào có thể gây ô nhiễm không khí trong nhà bạn? 

1. Benzen 

Benzen là chất ô nhiễm không khí đang phát tán với nồng độ vượt ngưỡng cho phép rất cao và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Chất benzen có trong các vật dụng có keo dán, sơn, vecni, các vật bằng cao su, nhựa, plastic hoặc trong thuốc lá,.. đây chính là chất ô nhiễm không khí trong nhà.

Benzen – chất ô nhiễm không khí 

Benzen rất dễ bay hơi và việc tiếp xúc chủ yếu xảy ra khi hít phải. Gần 50% số người nhiễm benzene là từ khói thuốc lá do sự phơi nhiễm chủ động và thụ động với khói thuốc. Chất gây ung thư nguy hiểm này nếu được tích lũy trong các mô mỡ có thể gây ra bệnh bạch cầu, kích thích thần kinh (như tác dụng của rượu), gây khó thở, co giật. Đồng thời, benzen cũng làm giảm huyết áp, ảnh hưởng đến hệ sinh sản.

Theo nghiên cứu được thực hiện tại 9 gia đình tại vùng Marseille và Strasbourg, nước Pháp mức độ ô nhiễm benzen trong không khí cao hơn gấp 1.5 lần so với bên ngoài. Hàm lượng benzen trong không khí vượt quá 1.67mg/m sẽ gây các bệnh về ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình và gây ô nhiễm không khí. 

2. Trichloroethylene

Trichloroethylene cũng là một chất ô nhiễm không khí thường gặp. Trichloroethylene hay còn biết đến với cái tên ngắn gọn là TCE, là một trong những dung môi quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay. Chúng được sử dụng phổ biến trong tẩy rửa bề mặt kim loại, dung môi pha sơn, nhựa, mực in, sản xuất keo dán, tẩy gỗ, gây mê, các sản phẩm tẩy rửa, vecni, cồn,..

Trichloroethylene là chất ô nhiễm không khí có trong các loại sơn 

Phơi nhiễm trichloroethylene có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng ở người. TCE là một chất gây ung thư – có thể kể đến ung thư biểu mô tế bào thận, ung thư cổ tử cung, ung thư gan, ung thư đường mật, ung thư hạch bạch huyết và ung thư vú ở nam giới, cũng như các dị tật tim thai, và rất nhiều những ảnh hưởng khác.

TCE phơi nhiễm khiến không khí bị nhiễm độc nặng. Đặc biệt khi hít quá nhiều hoặc tiếp xúc lâu có thể dẫn đến bệnh Parkinson – một rối loạn thoái hóa chậm tiến triển, được đặc trưng bởi run tĩnh trạng, tăng trương lực cơ, giảm vận động và vận động chậm, và sau cùng ổn định tư thế và/hoặc dáng đi.

3. Fomaldehyde 

Formaldehyde cũng là một trong số những chất ô nhiễm không khí, nó thường xuất hiện trong các loại ván lót sàn, đồ gỗ lâu năm, keo dán gỗ, giấy dán tường, giấy lót nền,.. hoặc trong các sản phẩm mỹ phẩm, dầu gội để làm chất bảo quản. Formaldehyde là chất dễ bay hơi và có khả năng chuyển sang thể khí ở điều kiện bình thường, không màu, mùi cay xốc, khó ngửi, tan nhiều trong nước.

Chính vì đặc tính dễ bay hơi nên fomandehit thường dễ dàng nhiễm vào không khí làm giảm chất lượng không khí. Formaldehyde là một loại chất độc, ở dạng tự nhiên thường tồn tại trong gỗ, táo, cà chua, khói động cơ, khói thuốc lá, khói đốt gỗ, dầu và khí hóa lỏng (gas), …còn nhân tạo thường tồn tại trong các sản phẩm đã qua chế biến như sơn và dầu bóng, gỗ ép, keo, vải, chất chống cháy, các chất bảo quản và chất cách ly…

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) liệt kê formaldehyde vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người, nguy hiểm hơn có thể gây ung thư đối với các cơ quan của cơ thể người. Formaldehyde lẫn trong không khí, nếu tiếp xúc trong thời gian ngắn như hít vào có thể gây ra kích thích mắt và màng nhầy, làm chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. Tiếp xúc lâu dài có thể gây ra các tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch cầu, …

Formaldehyde ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ 

Đặc biệt với phụ nữ mang thai có thể dẫn đến sai lệch hoặc biến dị các sắc thể ảnh hưởng đến bào thai. Đồng thời, formaldehyde có thể gây ung thư và nguy cơ tử vong rất cao.

Có nhiều chất ô nhiễm không khí ở ngay xung quanh chúng ta. Chúng ta nên thận trọng hơn trong việc lựa chọn những sản phẩm có lợi cho sức khỏe và môi trường để bảo vệ bản thân, gia đình, xã hội trước những ảnh hưởng tiêu cực.

_

Liên hệ ngay với Chuyên gia của chúng tôi để giải quyết vấn đề không khí ngay tại không gian sống của chính bạn.

INTELLIPURE / CHUYÊN GIA LỌC KHÔNG KHÍ CHUYÊN DỤNG ĐẾN TỪ MỸ

Hotline / 088 695 5566

Email / hello@intellipure.vn

Website / www.intellipure.vn

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart