Cái giá phải trả từ ô nhiễm không khí là bao nhiêu?

Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2023, chỉ có khoảng hơn 6.7% các lãnh thổ trên thế giới đạt chỉ số chất lượng không khí AQI (Air Quality Index) ở mức tiêu chuẩn và an toàn. Việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến con người, môi trường và kinh tế toàn cầu. Vậy những tác động tiêu cực đó là gì? 

Ô nhiễm không khí 

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói bụi, rác thải, chất độc hại, khí đốt công nghiệp đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực, nó có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng.

Theo đài Fox News, 80% các thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO về chất lượng không khí, trong đó chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển và nghèo. Theo WHO, mỗi năm ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra gần 7 triệu ca tử vong trên toàn cầu. Trung bình cứ 10 người thì có đến 9 người đang sống trong môi trường ô nhiễm không khí. Và thực trạng này đang không ngừng gia tăng và chưa có dấu hiệu chậm lại.

Ô nhiễm không khí khiến tình trạng tử vong gia tăng cao mỗi năm 

Ô nhiễm không khí chủ yếu là do khí đốt công nghiệp và khói bụi giao thông, tạo ra những chất độc hại lan truyền vào không khí gây ra hiện tượng ô nhiễm không khí toàn vùng. 

Cái giá phải trả từ ô nhiễm không khí là bao nhiêu?

Theo Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu, ô nhiễm không khí từ các hạt vật chất mịn đã gây ra 6,4 triệu ca tử vong sớm và 93 tỷ ngày sống chung với bệnh tật vào năm 2019. Ô nhiễm môi trường gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không chỉ về sức khỏe, môi trường mà còn làm suy giảm kinh tế nặng nề ở các khu vực, đặc biệt là các lãnh thổ nghèo, khó khăn.

Ô nhiễm không khí gia tăng gánh nặng kinh tế toàn cầu 

Ô nhiễm không khí gây tổn thất lớn về mặt kinh tế toàn cầu. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới về “Chi phí sức khỏe toàn cầu do ô nhiễm không khí PM2.5”, chi phí y tế toàn cầu cho tỷ lệ tử vong và bệnh tật do tiếp xúc với ô nhiễm không khí PM2.5 vào năm 2019 là 8,1 nghìn tỷ USD, tương đương 6,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Chi phí dao động từ mức tương đương 1,7% GDP ở Bắc Mỹ, đến 9,3% ở Đông Á và Thái Bình Dương, và 10,3% ở Nam Á.

Mặc dù dịch bệnh Covid – 19 năm 2020 đã kìm hãm sự gia tăng của ô nhiễm không khí ngoài trời do việc hạn chế di chuyển, hoạt động, sinh hoạt tập thể, nhưng chỉ tồn tại được trong thời gian ngắn. Ô nhiễm không khí gây ra những hậu quả kinh tế ở trầm trọng toàn cầu bao gồm: giảm giờ làm việc và ca làm việc, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe do khuyết tật, hen suyễn và bệnh hô hấp mãn tính và mất thu nhập hộ gia đình từ việc chăm sóc cho các thành viên gia đình bị bệnh. 

Vào năm 2020, năm thành phố toàn cầu đã thiệt hại ước tính lên tới 135 tỷ USD do ô nhiễm không khí gây ra bao gồm: Tokyo (Nhật Bản) thiệt hại 43 tỷ USD, Los Angeles (California) mất 32 tỷ USD, thành phố New York thiệt hại 25 tỷ USD, Thượng Hải (Trung Quốc) thiệt hại 19 tỷ USD và Bắc Kinh (Trung Quốc) thiệt hại 16 tỷ USD. 

Khí thải công nghiệp chứa nhiều chất độc hại 

Việc đốt khí đốt, than và dầu gây ra số ca tử vong cao gấp ba lần so với tai nạn giao thông đường bộ trên toàn thế giới và người ta ước tính rằng ô nhiễm không khí gây thiệt hại kinh tế 2,9 nghìn tỷ USD, tương đương 3,3% GDP của thế giới. Vào năm 2018, báo cáo ước tính rằng nó có liên quan đến 4,5 triệu ca tử vong do ô nhiễm PM2.5 cũng là nguyên nhân gây ra 1,8 tỷ ngày nghỉ việc, 4 triệu ca mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em mới và 2 triệu ca sinh non.

Theo báo cáo, tình trạng khuyết tật do các bệnh mãn tính đã tiêu tốn của nền kinh tế thế giới 200 tỷ đô la vào năm 2018, trong khi nghỉ ốm và sinh non gây thiệt hại lần lượt là 100 tỷ USD và 90 tỷ USD.

Tình trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc 

Tổng chi phí ô nhiễm không khí hàng năm ở Trung Quốc được ước tính là 900 tỷ USD mỗi năm với chi phí ở Mỹ lên tới 600 tỷ USD hàng năm. Các thành phố của Ấn Độ đã đạt điểm không tốt về chỉ số ô nhiễm không khí trong nhiều năm và vấn đề này khiến quốc gia này thiệt hại trung bình 150 tỷ USD mỗi năm. Năm 2018, chi phí do không khí bẩn tương đương 6,6% GDP của Trung Quốc, 5,4% GDP của Ấn Độ và 3% GDP của Mỹ.

Gánh nặng kinh tế của ô nhiễm không khí năm 2018 (Nguồn: Statista)

Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe toàn cầu

Ô nhiễm không khí là mối đe dọa môi trường lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu và chiếm khoảng 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm (dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO). Vào năm 2019, 99% dân số thế giới đang sống ở những nơi không đáp ứng các mức tiêu chuẩn về chất lượng không khí của WHO.

Ô nhiễm không khí khiến 4 triệu người chết vào năm 2019 do tiếp xúc với ô nhiễm không khí dạng hạt mịn ngoài trời, với tỷ lệ tử vong cao nhất xảy ra ở Đông Á và Trung Âu.  Vào năm 2020, ô nhiễm không khí đã khiến hơn 160.000 người tử vong tại 5 thành phố lớn nhất thế giới, cao nhất là ở Delhi (Ấn Độ) với 54.000 người chết, 15 % số ca tử vong trên thế giới là do ô nhiễm không khí ngoài trời dạng hạt mịn.

Phần trăm số ca tử vong do mỗi bệnh do ô nhiễm không khí ngoài trời dạng hạt mịn vào năm 2019 (Nguồn: UNEP – Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc)

Tại Thái Lan, hơn 15,2 triệu người tại 6 thành phố bị ảnh hưởng nặng nề bởi ô nhiễm không khí, với hơn 13.000 ca tử vong. Bangkok chịu phần lớn thiệt hại với 9.400 ca tử vong được được ghi nhận vào năm 2020. Bốn thành phố ở Indonesia với dân số 17,5 triệu người mất 19.750 người, Jakarta thiệt mạng 13.000 người do ô nhiễm không khí. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đã khiến hàng triệu người thiệt mạng và tử vong.

Bệnh nặng do ô nhiễm không khí 

Ô nhiễm không khí gây ra những bệnh về phổi và đường hô hấp cấp tính tiêu biểu là bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Theo dữ liệu cung cấp của Viện Y Tế Quốc Gia (NIH), khoảng 300 triệu người trên toàn thế giới hiện đang mắc bệnh hen suyễn và tỷ lệ mắc bệnh này tăng 50% sau mỗi thập kỷ. 

Theo thống kê từ WHO, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba trên toàn thế giới, gây ra 3,23 triệu ca tử vong vào năm 2019 và gần 90% trường hợp tử vong do COPD ở những người dưới 70 tuổi xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Ô nhiễm không khí còn đe dọa sức khỏe trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. WHO thống kê mỗi năm có đến 2 triệu trẻ em tử vong vì bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trong đó 60% là do ô nhiễm không khí (tập trung nhiều vào trẻ em dưới 5 tuổi). Đối với phụ nữ mang bầu, hít thở thường xuyên trong môi trường chất lượng không khí kém dẫn đến thai nhi kém phát triển, ảnh hưởng đến cả sức khỏe mẹ bầu.

WHO đưa ra dự tính khoảng 3 – 5% trẻ em trên toàn thế giới sinh ra với khuyết tật bẩm sinh do ô nhiễm môi trường, đây là một ảnh hưởng nặng nề đến thế hệ toàn mới trên toàn cầu. 

Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe trẻ nhỏ 

Ô nhiễm không khí là “kẻ thù” của thiên nhiên 

Ô nhiễm không khí hủy hoại môi trường tự nhiên, làm mất cân bằng hệ sinh thái, làm mỏng lớp màng ozon bảo vệ Trái Đất, gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu và làm Trái đất nóng lên.

Ô nhiễm không khí rút ngắn quá trình tự nhiên vốn có dẫn đến việc trái đất dần nóng lên và tình trạng biến đổi khí hậu. Ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu có liên quan mật thiết với nhau. Tình trạng biến đổi khí hậu sẽ không thể giảm nếu ô nhiễm không khí càng trở nên nghiêm trọng.

Quá trình đốt công nghiệp khiến không khí ô nhiễm bởi những bụi bẩn, khí thải độc hại như: CO2, CH4, N2O, các khí này có khả năng giữ nhiệt cao, làm nhiệt độ bề mặt trái đất tăng dần lên dẫn đến sự tan dần của những khối băng vĩnh cửu ở Bắc cực, Nam cực, trên các đỉnh núi cao làm cho mực nước biển dâng cao.

Trái đất nóng lên khiến băng tan ở hai cực 

Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến sức khỏe con người thông qua quá trình trao đổi năng lượng giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó. Biến đổi khí hậu có thể khiến nắng nóng kéo dài, mưa triền miên hoặc, nhiệt độ đột nhiên tăng gây bệnh ở người và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình canh tác của nông dân.

Tình trạng biến đổi khí hậu 

Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề riêng của từng quốc gia mà chính là vấn đề chung của toàn cầu. Ô nhiễm không khí làm giảm sự phát triển kinh tế, gia tăng bệnh tật và gây mất cân bằng hệ sinh thái môi trường. Vậy nên bảo vệ chất lượng không khí là nhiệm vụ hàng đầu để giữ gìn, bảo tồn tài nguyên quốc gia, đảm bảo chất lượng không khí và nâng cao giá trị cuộc sống. 

Liên hệ ngay với Chuyên gia của chúng tôi để giải quyết vấn đề không khí ngay tại không gian sống của chính bạn.

INTELLIPURE / CHUYÊN GIA LỌC KHÔNG KHÍ CHUYÊN DỤNG ĐẾN TỪ MỸ

Hotline / 088 695 5566

Email / hello@intellipure.vn

Website / www.intellipure.vn

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart