5 thuật ngữ quan trọng nhất về chất lượng không khí bạn cần biết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ô nhiễm không khí là vấn đề toàn cầu và gây ra gần 7 triệu ca tử vong làm gia tăng tăng gánh nặng kinh tế mỗi khu vực. Hiểu biết về ô nhiễm không khí chính là bước đầu tiên giúp bạn nắm được thực trạng không khí hiện tại và ứng dụng những phương pháp hữu ích để bảo vệ chất lượng không khí. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 5 thuật ngữ quan trọng nhất về chất lượng không khí bạn cần biết trong bài viết dưới đây.  

1. Chỉ số Chất lượng Không khí (AQI) 

Chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index – AQI) là chỉ số thống nhất trên toàn quốc để báo cáo và dự báo chất lượng không khí hàng ngày. Thông tin AQI thu được bằng cách lấy số liệu trung bình từ cảm biến chất lượng không khí. 

Chỉ số chất lượng không khí được sử dụng để báo cáo về bốn chất gây ô nhiễm không khí xung quanh phổ biến nhất được quy định theo Đạo luật Không khí Sạch (CAA) bao gồm tầng ozon trên mặt đất, ô nhiễm dạng hạt (PM10 và PM2.5 ), carbon monoxide (CO) và sulfur dioxide (SO2).

Các quốc gia khác nhau có chỉ số chất lượng không khí riêng, tương ứng với các tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia khác nhau. Rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng càng cao khi chỉ số AQI càng lớn và ngược lại.

2. Vật chất dạng hạt (PM)

“PM – Particulate Matter” là viết tắt của “hạt vật chất” – các hạt trong không khí. Vật chất dạng hạt (PM) là thuật ngữ chung cho hỗn hợp chất rắn và giọt chất lỏng lơ lửng trong không khí, gây nguy hiểm cho chất lượng không khí. Một số hạt phổ biến như bụi, bụi bẩn, bồ hóng, khói dễ dàng phát hiện bằng mắt thường, nhưng trong đó có hạt quá nhỏ chỉ có thể phát hiện thông qua kính hiển vi điện tử.

Vật chất dạng hạt bao gồm PM10 (hạt đường kính thường nhỏ hơn hoặc bằng 10 micromet) và PM2.5 (hạt mịn có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet).

Kích thước của PM10 và PM2.5 

PM2.5 được hình thành từ các chất như nito, carbon hoặc khí thải giao thông, nhà máy công nghiệp, nhà máy điện, quá trình đốt. Do có kích thước vô cùng nhỏ (nhỏ gấp 30 lần so với sợi tóc) và nhẹ nên hạt bụi này luôn lơ lửng trong không khí, dễ bị hút vào do đường hơi thở.

Bụi mịn chứa hàm lượng khí CO, SO2 hay NO2 cao, khiến cho tế bào thiếu oxy, gây ảnh hưởng xấu đến phổi. Khi tiếp xúc quá lâu trong thời gian dài có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như viêm phế quản mãn tính, bệnh hen suyễn, suy nhược chức năng của phổi, thậm chí là ung thư phổi.

Bụi mịn PM10 thường xuất hiện vào những ngày nhiệt độ không khí thấp hoặc thời tiết hanh khô. Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, loại bụi này còn có thể tấn công vào phế nang, vượt qua vách ngăn khí – máu đi vào hệ tuần hoàn và gây nên nhiều bệnh lý khác nhau. Nguy hiểm hơn, chúng có thể tấn công vào hệ thần kinh, làm ảnh hưởng đến cấu trúc ADN và gây bên những căn bệnh về tâm lý khác. 

Bụi mịn PM10 gây “sương mù” ô nhiễm môi trường không khí 

Một nghiên cứu của WHO và Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC đã cho thấy mối tương quan tỷ lệ thuận giữa mức độ ô nhiễm bụi không khí với tỷ lệ người mắc ung thư. Cụ thể là mật độ PM10 trong không khí tăng lên 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư tăng 22%, và mật độ PM2.5 tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư phổi tăng đến 36%.

3. Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) 

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Volatile Organic Compounds – VOC) là những hợp chất có áp suất hơi cao và khả năng hòa tan trong nước thấp, hầu như tồn tại mọi nơi trong không khí. Hợp chất VOC thường gặp bao gồm formaldehyd, benzen, perchloroethyene.. đây là những thành phần làm giảm chất lượng không khí và gây nguy hiểm ở người.

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) thường có trong nhiều sản phẩm tiêu dùng như: thuốc lá, keo hồ, các loại sơn, chất lỏng giặt khô, chất bảo quản gỗ, chất tẩy rửa và khử trùng, thiết bị làm mát không khí, vật liệu xây dựng, máy in, máy photocopy, thuốc trừ sâu,…

VOC không chỉ làm chất lượng không khí suy giảm mà còn đe dọa sức khỏe con người gây ra các bệnh liên quan trực tiếp đến hô hấp, tim mạch, mắt, mũi và cổ họng. Theo báo cáo của Hiệp hội các bệnh về phổi ở Mỹ (American Lung Association), VOC ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi và đường hô hấp dẫn đến ung thư phổi hoặc viêm nhiễm các cơ quan liên quan. Đặc biệt, phơi nhiễm VOC lâu ngày dẫn đến ung thư và tổn thương hệ sinh sản, thậm chí là dị tật thai nhi.

Hợp chất dễ bay hơi VOC khiến chất lượng không khí suy giảm 

4. Sulphur Dioxide (SO2)

Sulphur Dioxide (SO2) là một chất gây ô nhiễm không khí ở dạng khí bao gồm lưu huỳnh và oxy. SO2 hình thành khi nhiên liệu chứa lưu huỳnh như than, dầu hoặc dầu diesel bị đốt cháy. Lưu huỳnh đioxit cũng chuyển đổi trong khí quyển thành sunfat, một phần chính gây ô nhiễm hạt mịn ở miền đông Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí.

Sulphur dioxide gây ra một loạt các tác động có hại cho phổi bao gồm thở khò khè, khó thở, tức ngực và các vấn đề khác, đặc biệt là khi tập thể dục hoặc hoạt động thể chất. Phơi nhiễm ngắn với nồng độ SO2 cao nhất trong không khí có thể khiến những người mắc bệnh hen suyễn khó thở khi họ hoạt động ngoài trời. Nếu phơi nhiễm ở mức độ cao sẽ làm tăng các triệu chứng hô hấp và giảm khả năng hoạt động của phổi. 

Lượng CO2 thải ra môi trường tăng mạnh 

Theo một  Báo cáo của Greenpeace sử dụng dữ liệu điểm nóng từ các vệ tinh của Thiết bị Giám sát Ozone (OMI) của NASA. Ấn Độ hiện tạo ra hơn 15% lượng khí thải SO2 toàn cầu với 4.586 kiloton mỗi năm, vượt qua Nga (3.683 kt/năm) và Trung Quốc 2.578 (kt/năm). Việc đốt nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt là nguồn phát thải SO2 lớn nhất dẫn đến ô nhiễm không khí thảm khốc và tử vong sớm ở người.

Xem thêm: 5 lợi ích của máy lọc không khí

5. Ozon 

Ozon là một loại khí độc, không màu bao gồm ba nguyên tử oxi (O3), là một chất khí màu xanh lam nhạt, có mùi hăng đặc biệt. Ozon xuất hiện tự nhiên ở thượng tầng khí quyển, nơi nó tạo thành một lớp bảo vệ che chắn Trái đất khỏi bức xạ cực tím của mặt trời, nhưng nó cũng có thể được tạo ra ở nồng độ trên mặt đất bằng các phản ứng hóa học liên quan đến các chất gây ô nhiễm không khí như nitơ oxit và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.

Nguyên nhân chính tạo ra Ozon mặt đất gây ô nhiễm môi trường 

Ozon xảy ra khi các chất ô nhiễm phát ra từ ô tô, nhà máy điện, nồi hơi công nghiệp, nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa chất và các nguồn khác phản ứng hóa học khi có ánh sáng mặt trời. Ozon ở mặt đất là một chất làm chỉ số chất lượng không khí tăng cao, gây mất cân bằng hệ sinh thái, làm giảm thể trạng sức khỏe cộng đồng và là thành phần chính tạo ra “sương mù” dày đặc ảnh hưởng tới an toàn giao thông và các hoạt động sinh hoạt khác.

Hít thở ozon trên mặt đất có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe bao gồm đau ngực, ho, ngứa cổ họng và nghẹt mũi. Nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh viêm phế quản, khí phế thũng và hen suyễn. Ozone cũng có thể làm giảm chức năng phổi và làm viêm niêm mạc phổi. Phơi nhiễm nhiều lần có thể làm sẹo mô phổi vĩnh viễn.


Chỉ số AQI cao nhất lên tới 268 đơn vị ở Hà Nội gây sương mù dày đặc 

Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến từng lãnh thổ, khu vực riêng biệt mà lan rộng ra toàn cầu. Hiểu biết sâu hơn các thuật ngữ về chất lượng không khí giúp bạn đưa ra được những giải pháp hợp lý để ứng phó thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng ngày nay. 

Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.

THAM KHẢO 

[1] US EPA, OAR. “Glossary for Air Pollution Terms in Particle Pollution and Your Patients’ Health.” Www.epa.gov, 24 Oct. 2014, www.epa.gov/pmcourse/glossary-air-pollution-terms-particle-pollution-and-your-patients-health#:~:text=The%20EPA%20has%20set%20National.

[2] U.S. EPA. “Summary of the Clean Air Act | US EPA.” US EPA, 15 Aug. 2018, www.epa.gov/laws-regulations/summary-clean-air-act. 

[3] —. “What Are Volatile Organic Compounds (VOCs)?” US EPA, 19 Feb. 2019, www.epa.gov/indoor-air-quality-iaq/what-are-volatile-organic-compounds-vocs#:~:text=Volatile%20organic%20compounds%20are%20compounds.

About The Author

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart