Không khí sạch có thể tăng chỉ số IQ cho trẻ?

Không khí sạch không chỉ duy trì sức khỏe thể chất mà con giúp tái tạo năng lượng và cân bằng sức khỏe tinh thần cho con người. Vậy đối với những đối tượng dễ bị ảnh hưởng như trẻ em, không khí sạch tác động như thế nào đến IQ trẻ nhỏ? 

1. Không khí sạch

Không khí sạch là loại không khí chứa rất ít tạp chất, bao gồm 78% nito, 21% oxy và 1% cho các thành phần hỗn hợp các loại khí khác (cacbon dioxit, heli, hidro,…).

Không khí sạch có vai trò quan trọng trong việc duy trì trạng thái sức khỏe tốt của con người, giảm stress và tái tạo năng lượng cho cơ thể. Khi hít thở không khí sạch, cơ thể sẽ hạn chế tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phổi và các vấn đề về tim mạch khác. 

Không khí sạch trong nhà 

Ngoài ra, không khí sạch cũng ảnh hưởng đến sự tập trung, hiệu suất làm việc và sự tăng trưởng của trẻ em. Khi không khí trong lành, não bộ được cung cấp đủ oxy, giúp cải thiện khả năng tập trung và sự sáng tạo. Điều này có tác động tích cực đến hiệu suất học tập và năng suất làm việc của trẻ nhỏ. 

Hơn nữa, không khí sạch giúp duy trì cân bằng sinh thái, hỗ trợ sự sống của các loài thực vật và động vật, và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên. Đồng thời cũng đóng vai trò quan quan trọng trong việc giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu. 

Tiêu chuẩn chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề ra Hướng dẫn về chất lượng không khí toàn cầu (AQG), bao gồm giới hạn mức nồng độ cho các chất gây ô nhiễm như hạt bụi PM2.5 và PM10, khí CO2, khí Nitơ Oxit (NOx), Ozone (O3) và các chất gây ô nhiễm khác. Điều này giúp đảm bảo chất lượng không khí an toàn và thân thiện trên mọi khu vực. 

2. Chỉ số IQ

Chỉ số IQ (Intelligence Quotient) là một phép đo tương đối về khả năng trí tuệ của một người. Chỉ số được tính dựa trên các bài kiểm tra trí tuệ tiêu chuẩn và so sánh kết quả của người được kiểm tra với một nhóm người cùng độ tuổi. Chỉ số IQ thường được sử dụng để đánh giá khả năng tư duy, học tập, giải quyết vấn đề và trí thông minh tổng quát của một cá nhân.

Chỉ số IQ 

Chỉ số IQ được tính dựa trên một hệ thống điểm số, trong đó trung bình thông thường là 100. Các điểm số dưới 100 cho thấy khả năng trí tuệ thấp hơn so với trung bình, trong khi các điểm số trên 100 cho thấy khả năng trí tuệ cao hơn. 

Chỉ số IQ không đánh giá toàn bộ khả năng và thông minh của một người, mà chỉ tập trung vào một phần nhỏ của khía cạnh trí tuệ. Nó không đo lường sự sáng tạo, kỹ năng xã hội hay các khía cạnh khác của một cá nhân. Chỉ số IQ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như giáo dục, môi trường và kỹ năng kiểm tra. Do đó, việc sử dụng chỉ số IQ cần được xem xét cẩn thận và kết hợp với các phép đo và đánh giá khác để có cái nhìn toàn diện về trí tuệ của một người.

3. Không khí sạch và chỉ số IQ cho trẻ 

3.1. Tiếp xúc với chất lượng không khí kém tác động đến điểm trung bình của học sinh

Tiếp xúc với chất lượng không khí kém có thể ảnh hưởng đến IQ trẻ và làm giảm điểm trung bình của học sinh. Khi hít phải không khí ô nhiễm, các chất độc hại như hạt vật chất, khí độc và các hợp chất hóa học có thể xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương. Điều này có thể gây ra các tác động tiêu cực đến sự phát triển và hoạt động của não bộ.

Phơi nhiễm chất độc hại trong không khí như chì có thể là nguyên nhân dẫn đến IQ của trẻ nhỏ giảm sút. Theo nghiên cứu về “Phơi nhiễm chì ở mức độ thấp và IQ của trẻ em” của Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, Boston, Hoa Kỳ cho thấy chì (Pb) can thiệp vào quá trình dẫn truyền thần kinh GABAergic và dopaminergic (thuộc hệ thống thần kinh). Từ đó việc phơi nhiễm gây ra sự mất cân bằng giữa hoạt động kích thích và ức chế trong não và giảm IQ ở trẻ nhỏ. 

Tiếp xúc với nồng độ ô nhiễm cao ức chế thần kinh trung ương của trẻ 

Tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian dài đã được liên kết với các vấn đề sức khỏe như việc suy giảm chức năng thần kinh, suy giảm chú ý và tập trung, giảm trí tuệ và khả năng học tập. Nghiên cứu thực hiện vào năm 2016 của Hoa Kỳ cho thấy tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí có liên quan đến việc giảm điểm trung bình GPA ở học sinh.

Các hạt nhỏ trong không khí ô nhiễm có thể xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, gây ra việc suy giảm chức năng thần kinh và gây rối trong việc truyền tải thông tin giữa các tế bào não. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tư duy, ghi nhớ và xử lý thông tin của trẻ, dẫn đến sự giảm điểm trung bình trong việc học tập.

Một nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2022 cho thấy việc tiếp xúc với ô nhiễm PM2.5 cực nhỏ có liên quan đến các tác động gây độc thần kinh bao gồm những thay đổi về thể tích và cấu trúc não làm giảm khả năng nhận thức, tư duy ở người. 

PM2.5 tác động đến não trẻ nhỏ 

Hơn nữa, một nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc về “Tác động của việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí đối với hiệu suất nhận thức” đã cho thấy ô nhiễm không khí trong nhà cản trở hiệu suất nhận thức trong các bài kiểm tra ngôn ngữ và toán học, đặc biệt nó có xu hướng giảm khi tuổi tác tăng. 

3.2. Phát triển nhận thức ở trẻ khi sống trong môi trường không khí sạch 

Khi sống trong môi trường không khí sạch, nhận thực ở trẻ nhỏ phát triển dẫn đến chỉ số IQ tăng rõ rệt. Theo Khảo sát từ VELUX, môi trường không khí trong trường cải thiện khiến kết quả học tập của trẻ em đi học tăng cao trung bình 2.8%, thậm chí là 15% trong các trường hợp đặc biệt dẫn đến tăng trưởng có điều kiện của đất nước từ 6,7% – 9,5% (dựa trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người).

Môi trường không khí sạch có chứa lượng oxy đủ cung cấp cho não hoạt động tốt. Oxy là yếu tố quan trọng cho chức năng não bộ và sự phát triển của hệ thần kinh trung ương. Khi trẻ nhỏ sống trong một môi trường không bị ô nhiễm, lượng oxy hấp thụ vào cơ thể tăng, cung cấp năng lượng cho hoạt động thần kinh và tăng cường chức năng não bộ.

Không khí sạch giúp trẻ phát triển tốt về tư duy 

Một nghiên cứu khác về các trường học ở Texas thực hiện tại Đại học New South Wales, Úc đã tập trung vào tác động cải thiện chất lượng không khí trong nhà và điểm số đánh giá nhận thức của trẻ nhỏ. Kết quả cho thấy cải thiện chất lượng không khí trong nhà dẫn đến tăng điểm kiểm tra và tăng xác suất vượt qua bài kiểm tra lên 3 – 4%.

Môi trường không khí sạch giúp giảm tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm tác động tiêu cực đến hệ thần kinh trung ương. Một số chất gây ô nhiễm như hóa chất độc hại, chì, ozone, hợp chất hữu cơ bay hơi từ sản phẩm hóa dầu và các chất gây kích thích khác. Từ đó ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ, gây ra sự kích thích, lo lắng và ảnh hưởng đến khả năng tập trung, học tập của trẻ.

Không khí sạch tăng khả năng tập trung của trẻ nhỏ 

Ngoài ra, theo nghiên cứu “Ảnh hưởng của chất lượng không khí đối với giấc ngủ và hiệu suất nhận thức ở trẻ em đi học từ 10 – 12 tuổi”, không khí sạch giúp duy trì giấc ngủ tốt ở trẻ nhỏ giúp não bộ có thể nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng, tăng khả năng nhận thức ở trẻ.

4. 6 giải pháp cho không khí sạch tại trường học 

Để đảm bảo không khí sạch tại trường học, dưới đây là 6 giải pháp mà bạn có thể tham khảo. 

4.1. Vệ sinh thường xuyên 

Trường học cần đảm bảo tuân thủ các phương pháp vệ sinh hiệu quả nhằm đảm bảo chất lượng không khí sạch cho học sinh. Đặc biệt, trong các khu vực chứa nhiều chất ô nhiễm như khu nhà vệ sinh, khu phòng ăn và phòng ngủ, công tác vệ sinh cần được đảm bảo và chặt chẽ. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên sử dụng các phương pháp và chất tẩy rửa tự nhiên, lành tính để tránh sự phơi nhiễm khí độc trong không khí tăng lên. 

Vệ sinh sinh trường học thường xuyên 

4.2. Vứt rác đúng nơi quy định

Vứt rác đúng nơi quy định là giải pháp không khí sạch tại trường học. Việc vứt rác đúng nơi giúp ngăn chặn rác thải bị phân tán và gây ô nhiễm không khí. Rác thải không được xử lý đúng cách có thể phát tán mùi hôi, thu hút côn trùng và gây ra sự ô nhiễm không khí. 

Vứt rác đúng nơi giúp duy trì môi trường sạch sẽ và hợp vệ sinh trong trường học. Điều này tạo điều kiện tốt cho sự phát triển về nhận thức, tư duy và đảm bảo sức khỏe cho học sinh, giáo viên và cán bộ.

Vứt rác đúng nơi quy định 

4.3. Kiểm tra hệ thống thoát nước 

Kiểm tra hệ thống thoát nước tại trường học để đảm bảo chất lượng không khí. Hệ thống thoát nước bị hỏng có thể gây ra sự ô nhiễm không khí do mùi hôi và chất thải trong quá trình phân hủy. Kiểm tra và bảo trì hệ thống thoát nước sẽ giúp ngăn chặn tình trạng này và duy trì không khí sạch tại trường học.

Kiểm tra hệ thống nước 

4.4. Loại bỏ các chất tạo mùi, tạo màu 

Loại bỏ các chất tạo mùi, tạo màu cũng là giải pháp không khí nên được ưu tiên tại trường học. Một số chất tạo mùi và màu có thể gây ra kích ứng và tác động tiêu cực lên sức khỏe như vi khuẩn, hóa chất hoặc các chất gây dị ứng. Loại bỏ các chất tạo mùi và màu tạo ra không gian trong lành và thoáng đãng, tạo điều kiện tốt để học tập và phát triển tư duy ở trẻ nhỏ.

Hạn chế sử dụng chất tạo mùi 

4.5. Sử dụng hệ thống máy lọc không khí

Sử dụng hệ thống máy lọc không khí có thể duy trì không khí sạch ở trạng thái tốt nhất cho trường học. Máy lọc không khí không chỉ loại bỏ bụi mịn, khí độc và còn giảm những tác động tiêu cực của vi sinh vật, nấm mốc đến môi trường. Điều này giúp đảm bảo chất lượng không khí và trạng thái tinh thần tốt nhất cho học sinh. 

Xem thêm: 3 cách để kiểm tra hiệu quả của máy lọc không khí

Sử dụng hệ thống máy lọc không khí 

4.6. Sử dụng hệ thống thông gió 

Sử dụng hệ thống thông gió tốt giúp loại bỏ không khí ô nhiễm và cung cấp không khí tươi vào trong tòa nhà. Đồng thời, hệ thống có thể ngăn chặn mùi hôi khó chịu và các chất độc hại xâm nhập vào không khí nhằm đảm bảo chất lượng không khí sạch cho môi trường học tập của trẻ nhỏ. 

 Sử dụng thông gió cho trường học 

Không khí sạch có thể có tác động tích cực đến phát triển não bộ và chức năng nhận thức của trẻ nhỏ. Môi trường không khí sạch đảm bảo sự cung cấp đầy đủ oxy và giảm thiểu các chất ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ, giúp trẻ phát triển tốt hơn về mặt nhận thức và kết quả học tập. 

Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.

THAM KHẢO 

[1] Klausen, Frida, et al. The Effect of Air Quality on Sleep and Cognitive Performance in School Children Aged 10–12 Years: A Double-Blinded, Placebo-Controlled, Crossover Trial. Vol. 36, no. 2, 16 Feb. 2023, pp. 177–191, https://doi.org/10.13075/ijomeh.1896.02032. Accessed 22 June 2023.

[2] Schwartz, J. “Low-Level Lead Exposure and Children′S IQ: A Metaanalysis and Search for a Threshold.” Environmental Research, vol. 65, no. 1, Apr. 1994, pp. 42–55, https://doi.org/10.1006/enrs.1994.1020. Accessed 12 Mar. 2020.

[3] Grineski, Sara E., et al. “School-Based Exposure to Hazardous Air Pollutants and Grade Point Average: A Multi-Level Study.” Environmental Research, vol. 147, May 2016, pp. 164–171, https://doi.org/10.1016/j.envres.2016.02.004. Accessed 28 Mar. 2020.

[4] Zhang, Xin, et al. “The Impact of Exposure to Air Pollution on Cognitive Performance.” Proceedings of the National Academy of Sciences, vol. 115, no. 37, 27 Aug. 2018, pp. 9193–9197, www.pnas.org/content/115/37/9193, https://doi.org/10.1073/pnas.1809474115.

[5] Stafford, Tess M. “Indoor Air Quality and Academic Performance.” Journal of Environmental Economics and Management, vol. 70, Mar. 2015, pp. 34–50, www.gwern.net/docs/co2/2015-stafford.pdf, https://doi.org/10.1016/j.jeem.2014.11.002.

[6] “Fresh-Air-Improves-Performance-of-Children-In-School.” Www.velux.com, www.velux.com/what-we-do/research-and-knowledge/research-projects/fresh-air-improves-performance-of-children-in-school.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart