4 hệ lụy sức khỏe khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), ô nhiễm không khí trong nhà nguy hiểm gấp 2-5 lần ô nhiễm không khí ngoài trời. Ô nhiễm không khí trong nhà là sự tích hợp của cả ô nhiễm ngoài trời lẫn những bụi bẩn trong nhà, xung quanh khu vực. Vậy chất lượng không khí kém gây ra những hệ lụy gì cho sức khỏe con người? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ô nhiễm không khí trong nhà là gì? 

Ô nhiễm không khí là hiện tượng các thành phần tự nhiên của không khí bị thay thế bằng bụi bẩn, khói bụi, hóa chất độc hại, vi sinh khuẩn, các hợp chất gây hại. Ô nhiễm không khí trong nhà xảy ra khi bị nhiễm bụi bẩn hoặc khí độc bên trong các tòa nhà (nhà ở, nơi làm việc, trường học hoặc các trụ sở cơ quan). Ô nhiễm không khí trong nhà rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng ngay khi chúng ta hít vào hoặc tiếp xúc nhẹ.

Ô nhiễm không khí trong nhà hầu như xảy ra ở khắp mọi nơi nhưng chủ yếu tập chung ở những nước đang phát triển hoặc những vùng quê nghèo, nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế hạn chế, không gian sống hạn hẹp và khả năng nhận thức của người dân chưa cao.

Theo dữ liệu thống kê từ Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe IHME (Institute for Health Metrics and Evaluation), 2.313.991 ca tử vong được cho là do ô nhiễm trong nhà trong năm 2019. Theo dữ liệu mới nhất thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ô nhiễm không khí trong nhà là nguyên nhân gây ra khoảng 3,2 triệu ca tử vong mỗi năm vào năm 2020, trong đó có hơn 237.000 ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. 

Số ca tử vong theo yếu tố rủi ro Thế giới năm 2019 

Ô nhiễm không khí trong nhà không chỉ được tạo ra do việc sử dụng nhiên liệu và công nghệ không hiệu quả trong không gian sống mà còn do xung quanh nhà có chứa nhiều chất ô nhiễm gây hại cho sức khỏe, bao gồm các hạt nhỏ xâm nhập sâu vào phổi và đi vào máu. 

Tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà dẫn đến các bệnh không lây nhiễm bao gồm đột quỵ, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và ung thư phổi. Đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em, thường chịu trách nhiệm về các công việc gia đình như nấu ăn, đều chịu gánh nặng sức khỏe lớn nhất từ ​​việc sử dụng nhiên liệu và công nghệ gây ô nhiễm trong nhà.

4 hệ lụy sức khỏe khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà 

Theo nghiên cứu dữ liệu toàn cầu từ Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) ước tính 4,1% số ca tử vong toàn cầu là do ô nhiễm không khí trong nhà. Tỷ lệ tử vong cao nhất xảy ra ở những quốc gia có thu nhập thấp hơn, đặc biệt là ở Châu Phi cận Sahara và Châu Á. Vậy ô nhiễm không khí trong nhà gây hại cho sức khỏe như thế nào?

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) 

Đường hô hấp là con đường lây nhiễm nhanh nhất bệnh tật, vi khuẩn từ ô nhiễm không khí trong nhà. Tùy vào từng vị trí tiếp xúc và cơ địa của từng người mà nhiễm trùng hô hấp cấp tính chia ra làm 2 căn bệnh: nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính (ALRI) và nhiễm trùng đường hô hấp trên (URI).

Đường hô hấp bị vi khuẩn tấn công

URI (nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính) liên quan đến các triệu chứng như ho, viêm xoang, viêm tai giữa do các chất ô nhiễm sinh học gây ra. ALRI (nhiễm trùng đường hô hấp trên) mắc phải do virus hoặc vi khuẩn gây ra, dẫn đến viêm phổi. Ô nhiễm không khí trong nhà làm tăng mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng đường hô hấp và dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp cao, đặc biệt ở phụ nữ.

Bệnh phổi 

Bệnh về phổi là căn bệnh phổ biến thường gặp khi tiếp xúc quá lâu với ô nhiễm không khí trong nhà. Bệnh về phổi liên quan đến các bệnh như hen suyễn, viêm da dị ứng và viêm mũi dị ứng, thậm chí có thể gây ra bệnh phổi mãn tính chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen suyễn và ung thư phổi.

Ô nhiễm không khí trong nhà chứa các vi khuẩn xâm nhập vào phổi

Khi hít và tiếp xúc với IPA trong thời gian dài, chức năng của phổi bị suy giảm, các hạt độc hại như PM và CO có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của phổi. IPA còn chứa randon – một chất gây ung thư được biết đến ở người và là nguyên nhân thứ hai gây ung thư phổi.

Bệnh phổi mãn tính (COPD) là một bệnh phổi phổ biến gây ra các vấn đề về luồng không khí và hô hấp bị hạn chế. Đặc biệt khi sống trong môi trường IPA, bệnh dần trở nên tồi tệ hơn và có thể dẫn đến ung thư hoặc tử vong. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba trên toàn thế giới, gây ra 3,23 triệu ca tử vong vào năm 2019 và gần 90% trường hợp tử vong do COPD ở những người dưới 70 tuổi xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình .

Hen suyễn thường mắc phải ở người già 

Hen suyễn, ho khan, ho kéo dài cũng là một hệ lụy từ ô nhiễm không khí trong nhà. Theo dữ liệu cung cấp của Viện Y Tế Quốc Gia (NIH), khoảng 300 triệu người trên toàn thế giới hiện đang mắc bệnh hen suyễn và tỷ lệ mắc bệnh này tăng 50% sau mỗi thập kỷ. Nguyên nhân chính dẫn đến hen suyễn là các chất trong không khí như phấn hoa, mạt bụi, bào tử nấm mốc, vảy da thú cưng hoặc các hạt chất thải của gián gây dị ứng, kích ứng. 

Ung thư phổi cũng là căn bệnh thường gặp khi không khí trong nhà bị ô nhiễm. Những hạt li ti nhỏ như randon có liên quan đến ung thư phổi, gây ra 250.000 ca tử vong do ung thư phổi trên toàn cầu mỗi năm. Theo WHO, khoảng 2,4 tỷ người trên toàn thế giới (⅓  dân số toàn cầu) nấu ăn bằng lửa hở hoặc bếp không hiệu quả được cung cấp bởi dầu hỏa, sinh khối (gỗ, phân động vật và chất thải cây trồng) và than đá, tạo ra ô nhiễm không khí có hại trong gia đình.

Chính quá trình đốt cháy không hoàn toàn sẽ thải ra nhiều chất gây ung thư dạng hạt và khí khác nhau, bao gồm SO2 , CO, NO2 , PAHs, formaldehyde, kim loại nặng và PM 2.5 gây ra ung thư phổi và ngu cơ tử vong cao.

Bệnh tim mạch (CVD)

Ô nhiễm không khí trong nhà có thể gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch như đột quỵ do thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim và rung tâm nhĩ,..Việc sử dụng nhiên liệu rắn trong các hộ gia đình có thể thải ra nhiều chất ô nhiễm khác nhau có liên quan đến CVD, bao gồm PM, PAHs, CO, kim loại nặng và các chất ô nhiễm hữu cơ khác. Khi những chất này tiếp xúc với những chất môi trường ngoài như PM 2.5 làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch. 

Bệnh tim mạch xảy ra do không khí trong nhà bị ô nhiễm 

Thêm vào đó, CO trong môi trường không khí trong nhà có khả năng ảnh hưởng đến quá trình oxy hóa mô thông qua quá trình sản xuất carboxyhemoglobin, dẫn đến tác động lớn đến chức năng tim mạch. Việc tiếp xúc với PAH và Pb từ sử dụng nhiên liệu để nấu ăn cũng làm tăng quá trình oxy hóa, kích thích hệ thống renin-angiotensin và điều hòa giảm oxit nitric gây tăng trương lực mạch máu, có hại cho sức khỏe. 

Bệnh kích ứng da 

Kích ứng da là bệnh thường gặp khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà. Các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà chứa formaldehyde – một chất gây ô nhiễm không khí chính trong nhà, là nguyên nhân gây ra một loạt các kích ứng da, bao gồm dị ứng và viêm.

Dị ứng da bao gồm các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, khó chịu, nóng rát, ốm sốt. Đặc biệt, đối với những người bị dị ứng phấn hoa, các triệu chứng có thể nặng hơn và có thể cần hỗ trợ y tế.

Da trẻ nhỏ dễ bị kích ứng do ô nhiễm không khí trong nhà

Ô nhiễm không khí trong nhà gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe đối với con người và mất cân bằng hệ sinh thái thiên nhiên. Ô nhiễm không khí trong nhà ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ. Bởi vậy, việc giữ gìn chất lượng không khí an toàn là điều quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu trong việc bảo vệ môi trường sinh thái quanh bạn.

Liên hệ ngay với Chuyên gia của chúng tôi để giải quyết vấn đề không khí ngay tại không gian sống của chính bạn.

INTELLIPURE / CHUYÊN GIA LỌC KHÔNG KHÍ CHUYÊN DỤNG ĐẾN TỪ MỸ

Hotline / 088 695 5566

Email / hello@intellipure.vn

Website / www.intellipure.vn

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart